Cách
Hà Nội khoảng 15 km, ven đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, trên địa phận huyện Hoài
Đức (Hà Tây cũ), Làng Song Phương nổi tiếng với cảnh vật khu sinh thái này khá hài hòa với vườn cây, rau xanh,
ao cá... Tất cả đều được tạo bởi bàn tay con người, từ khu đất hoang rộng hơn
20.000 m2.
Phần lớn, cây trồng theo kiểu xen canh, hàng nghìn chủng loại phong phú như cam, bưởi, xoài, nhãn, ổi, roi... Giữa vườn là ba ngôi nhà gỗ, mái tranh dành làm nơi hội họp, sinh hoạt nghệ thuật, liên hoan cùng hơn chục lều câu bằng tranh, tre nhỏ nhắn. 700 m2 hồ thả cá vừa phục vụ khách đi câu vừa cung cấp thực phẩm tại chỗ. Vườn còn là nơi tổ chức các buổi học ngoại khóa lý thú.
Phương châm phục vụ của vườn Song Phương là "không bẩn, không buồn, không bực". Khách dạo mát, hít thở bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡng phong cảnh rồi tự trèo hái, nhấm nháp các loại trái cây, tìm hiểu những món ăn đậm đà hương vị của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Giản dị mà độc đáo là món cua rang. Cua bắt ở vùng núi đá vôi, tẩm lòng đỏ trứng gà và mật ong rồi rang đều tay đến khi ngả mầu vàng rộm. Chấm muối ớt, nhấp chút rượu quê Phương Viên của vùng, rồi cái thú thanh bình ngấm dần cùng các làn điệu quan họ dặt dìu luyến khách.
Vườn gần với những khu du lịch, tham quan nổi tiếng như chùa Thầy, Tây Phương, Đồng Mô, Ao Vua, Suối Hai... 3 năm hoạt động, năm nào vườn cũng đón khoảng 10.000 lượt khách.
Để tăng sự đa dạng, tạo thêm điểm vui chơi, lôi cuốn du khách, Song Phương sẽ có thêm bể tắm cho trẻ em, khu nhà chơi bóng bàn, billards và sân khấu nhỏ ngoài trời. Các nhà quản lý khu vườn đang tiếp tục đầu tư, tạo thêm một số vườn trang trại như vậy bên dòng sông Đáy hiền hòa để biến Hà Tây thành một quần thể sinh thái giữa các khu công nghiệp.
Song Phương gồm hai thôn là Phương Viên (Làng Vạng) và Phương Bảng (Làng Ngòi) và hai Trại gọi là Trại Ba Lương và Trại Ngòi.
Làng Vạng - Phương Viên trước đây không rõ nhưng có tên gọi là Vạn Chài. Sau này gọi là làng Vạng hay thôn Phương Viên. Làng Vạng - Phương viên có 9 xóm, có hai ngôi Chùa là chùa Giữa và chùa Thượng. Chùa giữa gọi là Phượng Tiên Tự hướng Nam là nơi thờ Phận bà Quan âm; Chùa thượng gọi là Quan âm Tự; ngoài chùa ra, làng Vạng còn có Ngôi đình Cổ, tuy nhiên, do thời gian chiên tranh, ngôi đình đã bị phá huỷ, tuy nhiên theo linh ứng của nhiền người già thì đến năm 1985 người dân đã quyên góp công đức và xây dựng lại ngôi đình khang trang như hiện nay. Ngôi đình làng Vạng hiện nay chưa rõ là Thờ vị Thánh nào (Thành Hoàng nào) nhưng chỉ biết là Vị thánh có biệt danh là : "Thôi Cốc"..... được ghi lại rất ít trong lịch sử sách hiện nay.
Đặt chân đến làng rau sạch song phương, điều đầu tiên ta bắt gặp là cây đa đầu đình cổ kính với những nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu cho kiến trúc đình chùa của làng quê Bắc Bộ.
Phần lớn, cây trồng theo kiểu xen canh, hàng nghìn chủng loại phong phú như cam, bưởi, xoài, nhãn, ổi, roi... Giữa vườn là ba ngôi nhà gỗ, mái tranh dành làm nơi hội họp, sinh hoạt nghệ thuật, liên hoan cùng hơn chục lều câu bằng tranh, tre nhỏ nhắn. 700 m2 hồ thả cá vừa phục vụ khách đi câu vừa cung cấp thực phẩm tại chỗ. Vườn còn là nơi tổ chức các buổi học ngoại khóa lý thú.
Phương châm phục vụ của vườn Song Phương là "không bẩn, không buồn, không bực". Khách dạo mát, hít thở bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡng phong cảnh rồi tự trèo hái, nhấm nháp các loại trái cây, tìm hiểu những món ăn đậm đà hương vị của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Giản dị mà độc đáo là món cua rang. Cua bắt ở vùng núi đá vôi, tẩm lòng đỏ trứng gà và mật ong rồi rang đều tay đến khi ngả mầu vàng rộm. Chấm muối ớt, nhấp chút rượu quê Phương Viên của vùng, rồi cái thú thanh bình ngấm dần cùng các làn điệu quan họ dặt dìu luyến khách.
Vườn gần với những khu du lịch, tham quan nổi tiếng như chùa Thầy, Tây Phương, Đồng Mô, Ao Vua, Suối Hai... 3 năm hoạt động, năm nào vườn cũng đón khoảng 10.000 lượt khách.
Để tăng sự đa dạng, tạo thêm điểm vui chơi, lôi cuốn du khách, Song Phương sẽ có thêm bể tắm cho trẻ em, khu nhà chơi bóng bàn, billards và sân khấu nhỏ ngoài trời. Các nhà quản lý khu vườn đang tiếp tục đầu tư, tạo thêm một số vườn trang trại như vậy bên dòng sông Đáy hiền hòa để biến Hà Tây thành một quần thể sinh thái giữa các khu công nghiệp.
Song Phương gồm hai thôn là Phương Viên (Làng Vạng) và Phương Bảng (Làng Ngòi) và hai Trại gọi là Trại Ba Lương và Trại Ngòi.
Làng Vạng - Phương Viên trước đây không rõ nhưng có tên gọi là Vạn Chài. Sau này gọi là làng Vạng hay thôn Phương Viên. Làng Vạng - Phương viên có 9 xóm, có hai ngôi Chùa là chùa Giữa và chùa Thượng. Chùa giữa gọi là Phượng Tiên Tự hướng Nam là nơi thờ Phận bà Quan âm; Chùa thượng gọi là Quan âm Tự; ngoài chùa ra, làng Vạng còn có Ngôi đình Cổ, tuy nhiên, do thời gian chiên tranh, ngôi đình đã bị phá huỷ, tuy nhiên theo linh ứng của nhiền người già thì đến năm 1985 người dân đã quyên góp công đức và xây dựng lại ngôi đình khang trang như hiện nay. Ngôi đình làng Vạng hiện nay chưa rõ là Thờ vị Thánh nào (Thành Hoàng nào) nhưng chỉ biết là Vị thánh có biệt danh là : "Thôi Cốc"..... được ghi lại rất ít trong lịch sử sách hiện nay.
Đặt chân đến làng rau sạch song phương, điều đầu tiên ta bắt gặp là cây đa đầu đình cổ kính với những nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu cho kiến trúc đình chùa của làng quê Bắc Bộ.
Đình đầu làng Song Phương |
Cách
ngôi đình không xa, ta sẽ bắt gặp ngôi chùa Thượng, trung tâm tín ngưỡng Phật
giáo của người dân xã Song Phương. Sau khi được trùng tu sửa chữa, hiện nay
ngôi chùa ngoài nét cổ kính đơn sơ của một ngôi chùa cổ, chùa còn có những nét
hiện đại nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp cổ kính của một ngôi chùa được xây dựng
lâu năm. Chùa là nơi dân chúng thể hiện long thành kính của mình đối với đức Phật
và cũng là nơi có rất nhiều công trình kiến trúc nổi bật như gác chuông, sa lị
và quan trọng nhất là kiến trúc chùa “nội công ngoại quốc, một kiến trúc đặc
trưng của đình chùa Việt Nam nói chung và chùa chiền Bắc Bộ nói riêng.
Có lẽ điểm đến được ưa thích nhất của du khách
khi đặt chân đến làng rau sạch Song Phương là được tận mắt trông thấy những vườn
rau sạch do chính người dân nơi đây sản xuất. Được mệnh danh là làng rau sạch
vì tất cả rau cỏ, hoa trái ở đây đều được trồng và bảo quản vô cùng cẩn thận,
được chăm sóc kĩ càng và theo một quy trình bảo đảm an toàn cho người tiêu
dùng. Chính những điều này đã biến làng rau sạch Song Phương thành điểm du lịch
sinh thái khá thú vị và vô cùng hấp dẫn đối với du khách khi đến Hà Nội.
Gác chuông cùa Thượng |
Vườn rau sạch tại Song Phương |
Đến
với làng rau sạch, du khách có thể hòa mình vào làm một người nông dân để cùng
người dân nơi đây gieo trồng và chăm sóc những cây rau non. Đến đây, một điều
chắc chắn mà ai cũng thích đó là thưởng thức những cây rau tươi sạch được chăm
sóc kĩ càng và đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Du khách có thể thưởng thức
rất nhiều món ăn được chế biến từ rau mà tiêu biểu nhất là món lẩu rau, món
khoái khẩu cho những ngày lạnh giá.
Một điều chắc chắn với du khách rằng một khi đến với làng rau sạch Song Phương, du khách sẽ có được một khoảng thời gian vô cùng thoải mái nhưng cũng đầy ý nghĩa sau những ngày làm việc căng thằng.
Nguyên liệu cho món lẩu rau |